"Nêu lên những điều cấm kỵ trong điều trị các chứng đau, nhưng cần lý giải đây là chứng đau thuộc Thực chứng, chứ không phải bất cứ chứng đau nào cũng không được bổ khí, đây là điều nên chú ý để hiểu danh ngôn này"
Bởi vì các chứng đau thuộc Thực chứng tất cả đều do tạng phủ, khí huyết kinh lạc lưu thông bị trở ngại gây nên, theo ý nói “bất thông tắc thống”, về điều trị, phải lấy hành khí hoạt huyết làm chủ yếu “thông tắc bất thống”, nếu lại áp dụng phương pháp bổ khí, tất phạm vào điều răn “thực thực”, bệnh thuộc Thực lai làm Thực thêm.
Trên lâm sàng, còn loại đau do Hư chứng, đó là do khí huyết bất túc, tạng phủ kinh lạc không được ôn dưỡng gây nên, tức như nói “không tươi tốt thì đau”. Gặp trường hợp này nên bổ dưỡng khí huyết làm cho phát huy công năng bình thường. Nếu lại cố chấp điều trị bằng phép thông thì phạm vào điều răn “hư hư” đã Hư lại làm Hư thêm, làm hao thương khí huyết nặng thêm mà đau càng tăng.
Như vậy thì thấy “các bệnh đau không được bổ khí” câu nói này nên phân tích cụ thể. Đau do Thực thì kỵ bổ khí, đau do Hư (do Khí hư gây nên) lại nên bổ khí chứ không nên bàn bạc cố chấp. Chỉ riêng nói loại đau do Thực câu nói này hoàn toàn chính xác.
(Danh y danh ngôn tinh hoa)