Nghĩa là:
"Một kẻ chỉ tâm niệm làm sự lành, một kẻ chi tâm niệm làm sự giữ"
(Trong bài "âm chất" ở Y học nhập môn quyển đầu)
Kẻ làm sự lành mỗi khi thấy việc hợp với lương tâm mình tự nhiên cứ làm, chứ không có ý định cầu phước mà cũng không thầm nghĩ làm lành rồi sẽ được phước lành. Tuy vậy, những sự làm lành đó đã hợp với ý trời, cho nên những việc làm lành đó tích lũy lâu ngày chắc tự nhiên sẽ có những sự vui mừng tốt đẹp lần lượt tới cho mà hưởng
Kẻ làm sự dữ, chẳng hỏi lương tâm, chẳng cần dư luận, lại chẳng sợ trái ý trời, cứ tìm việc, cứ tạo việc ra mà làm, tích lũy lâu ngày, chắc sẽ có những sự chẳng lành đưa tới cho họ.
Kẻ lành, kẻ dữ xa nhau một trời một vực.
Suy luận ra biết rằng: Con người Đông y nào đã có đức nhất niệm hiếu sinh, chắc người ấy có nhất niệm chi thiện như nói trên. Vả chăng nghề đông y là nghề cứu sống người, nghề chuyên làm sự lành, dành dụm âm công, cho nên mới chép câu "thiện ác" này trong sách y học đẻ răn dạy con người Đông y chúng ta
(Trích từ: Đông y số điển- Định ninh LÊ ĐỨC THIẾP)