Can tàng huyết dịch, hồn cư trú trong can huyết, bệnh can ở khí là hay nói nhiều. Ở dịch là nước mắt. Can là quan tướng quân, Can khí hư thì sợ hãi, Can khí thịnh thì dễ cáu giận.
"Tố Vấn" nói:
Con người nằm thì huyết về Can, Can tại khiếu là mắt, mắt được nhu dưỡng thì có thể nhìn thấy được.
Can chủ cân, Can huyết sung đầy thì huyết mạch được nhu dưỡng, cho nên chân có được huyết thì có thể đi, bàn tay có được huyết mới có thể nắm giữ, ngón tay có được huyết mới có thể bắt lấy được"
Can tàng hồn, quá đau buồn sẽ tổn thương đến hồn, hồn bị thương thì phát cuồng, hay quên mà không tinh nhanh, có chứng trạng khiến teo tiền âm (sinh dục ngoài), gân mạch co quắp, hai bên hông sườn lõm vào trong. Nếu da lông khô gầy, sắc mặt tiều tụy, tới mùa thu khí kim đương thịnh, ắt Phế bị khắc chế mà tử vong
"Can bệnh ở thanh thì gào thét, ở sự biến động là 2 tay nắm chặt lại, ở chí thì nổi giận, nổi giận có thể tổn thương đến Can.
"Cửu quyển" và "Tố Vấn" lại nói:
Tinh khí cùng vào ở Can thì Can khí uất ức mà sinh ra lo lắng. Giải thích rằng: Can khí hư thì sợ, can khí thực thì lo lắng.
Sự giận của Can chí, với sợ của Thận chí, sự suy tư của Tỳ tạng và sự ưu sầu của Phế chí, trên sự biến hóa của tình chí đều tác thành lẫn nhau.
Tỳ trạng chủ thổ, bốn tạng khác đều chịu sự tư dưỡng của Tỳ. Cho nên sự sợ hãi tuy phát ở Can mà hình thành thật sự ở Thận, sự ưu sầu tuy phát ở Tỳ mà hình thành thật sự ở Can.
Can hợp với Đởm, Đởm là phủ của trung tinh, Thận tàng tinh, quan hệ của Can và Thận rất là mật thiết, sự biến hóa của tình chí về sợ hãi và giận giữ đôi bên cũng ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu vượt qua mức độ giới hạn nhất định thì 2 tạng Can và Thận đều bị tổn thương.
Cách nói của "Cửu quyển" và "Tố Vấn" hình như khác nhau, nhưng nhận xét cho cùng thì ăn khớp với nhau