Sáng sớm, giữa ngày, chiều muộn.
Dương khí của người ta bao giờ cũng ảnh hưởng bởi dương khí của trời.
Sáng sớm (giờ Dần) khi mặt trời mới mọc, dương khí của trời đương lên thì dương khí của con người khi ấy cũng đang phấn khởi.
Giữa ngày (giờ Ngọ) khi mặt trời tới giữa trời, dương khí của trời cao tột độ, thì dương khí của con người khi ấy cũng đang thịnh.
Chiều muộn (giờ Dậu) khi mặt trời gần lặn, dương khí của trời đã giảm thiểu thì dương khí của con người khi ấy cũng hòa dịu.
Người ta có dương khí để ngoài thì bảo vệ bì phu, trong thì cổ vũ phần dinh dưỡng tinh vi. Tất cả để dưỡng thần, dưỡng khí. Nếu hành động quá mức thì dương khí suy yếu, cũng như hôm nào trời mây mưa thì mặt trời không sáng.
Đã nói ban ngày thuộc dương thuận theo khí, nhưng về phần đêm thuộc âm cũng phải vảo vệ phần âm khí. nghĩa là về phần đêm, âm khí thịnh thì phải thu liễm dương khí để hòa đồng với âm khí. Nếu đêm mà vận động gân cốt nhiều sẽ hao tinh, tổn dương; Nếu dầm sương tuyết nhiều sẽ sinh hàn thấp. Bởi vậy có thuận theo dương khí của trời trong 3 thời gian hàng ngày mà bảo dưỡng dương khí thì tuổi thọ mới dài lâu.
(Phùng thị quyển đầu, thông thiên luận)
Dưỡng sinh trong mùa xuân
Dưỡng sinh trong mùa hạ
Dưỡng sinh trong mùa thu
Dưỡng sinh trong mùa đông
Đông y số điển - Định Ninh - LÊ ĐỨC THIẾP
Dưỡng sinh trong mùa xuân
Dưỡng sinh trong mùa hạ
Dưỡng sinh trong mùa thu
Dưỡng sinh trong mùa đông
Đông y số điển - Định Ninh - LÊ ĐỨC THIẾP