Insulin

Insulin là hormon được tiết ra từ tiểu đảo Langerhan của tế bào beta đảo tụy, là hormon duy nhất trong cơ thể có tác dụng hạ đường máu.


1. Cấu trúc phân tử Insulin:

Cấu trúc phân tử Insulin

Bản chất Insulin là một protein gồm 2 chuỗi peptid:

Chuỗi A: có 21 acid amin.

Chuỗi B: có 30 acid amin.

2 chuỗi được nối với nhau bởi cầu nối disulfur (S – S).

Ngoài ra chuỗi A và chuỗi B còn được nối với nhau bởi phân tử C-peptid.


2. Tác dụng sinh học:


Chuyển hóa Glucid:

    Tăng dự trữ Glycogen ở gan và cơ.

    Tăng chuyển hóa Glucose thành acid béo (FFA).

    Giảm tạo đường mới từ các acid amin.

    Ức chế sự ly giải Glycogen thành Glucose. (ức chế men glucoza-6-photphataza).



Chuyển hóa lipid:

    Tăng tổng hợp acid béo và vận chuyển acid béo đến mô mỡ dự trữ: (khi Glucose không được sử dụng hết cho việc sinh năng lượng sẽ được chuyển thành acid béo ở gan và vận chuyển đến mô mỡ).

    Tăng tổng hợp Triglycerid từ acid béo đẻ tăng dự trữ Lipid ở mô.



Chuyển hóa Protein:

    + Insulin có tác dụng tăng tổng hợp và dự trữ protein → tham gia phát triển cơ thể.

    Tăng vận chuyển tích cực acid amin vào trong tế bào.

    Tăng sao chép chọn lọc phân tử AND mới ở nhân tế bào đích để tạo thành mARN.

    Tăng dịch mã mARN tại Riboxom để tạo thành các phân tử protein mới.



3. Điều hòa bài tiết:


    Tổng lượng Insulin được bài tiết trong 24h: 0.7 → 0.8UI/kg.

    Trong đó:

    - Chiếm 2/3 là Insulin nền. (tức là Insulin được bài tiết liên tục trong suốt 24h mà không phụ thuộc vào các bữa ăn).

    - Chiếm 1/3 là Insulin được bài tiết sau các bữa ăn.


Cơ chế thể dịch:

    Nồng độ Glucose máu tăng → tăng bài tiết Insulin (vai trò chính).

    Nồng độ aciamin như Arginin, Lysin tăng → tăng bài tiết Insulin.

    Một số hormon đường tiêu hóa như Increrin, Gastrin, Secretin, Cholecystokinin tăng → tăng bài tiết insulin.


Cơ chế thần kinh:

    Cường phó giao cảm → tăng bài tiết insulin.

    Cường giao cảm → giảm bài tiết insulin.



4. Cơ chế vận chuyển Glucose vào trong tế bào:

Cách Insulin vận chuyển Glucose vào trong tế bào

Trừ tế bào não, tế bào hồng cầu,...Các tế bào khác trong cơ thể đều cần đến Insulin để vận chuyển glucose vào trong tế bào. (Tế bào cơ khi đang hoạt động có thể tăng tính thấm với glucose mà không cần insulin.)

Insulin gắn với receptor đặc hiệu trên màng tế bào đích, phức hợp hormon – receptor sẽ hoạt hóa Tyrosin Kinase (chất truyền tin thứ 2) → thúc đẩy quá trình phosphory hóa gây ra sự chuyển vị của các chất vận chuyển Glucose (Glucose transporter type 4, viết tắt GLUT-4) từ trong tế bào ra phía màng tế bào để nhận Glucose rồi đưa vào trong tế bào.

Bất thường xảy ra ở các receptor đặc hiệu với Insulin là một trong các nguyên nhân dẫn tới tình trạng kháng Insulin.