Nhóm kích thích bài tiết insulin:
- Sulfonylurea.
- Glinide.
- Ức chế DPP-4.
Nhóm tăng nhạy cảm insulin:
- Metformin.
- Thiazolidinedion (TZD).
Nhóm giảm hấp thu đường:
- Ức chế Alpha - Glucosidase.
I. Nhóm Biguanid
1. Đặc điểm:
- Thuốc điều trị đầu tay trong điều trị đái tháo đường.
- Hiệu quả tốt trong tình trạng kháng insulin, kém hiệu quả khi đã suy giảm chức năng tế bào beta.
- Không gây hạ đường huyết (nếu dùng đơn độc).
- Không gây tăng cân (có thể giảm cân nhẹ).
- Cải thiện Lipid máu (giảm Triglycerid, LDL).
- Giảm HbA1C từ 1 - 1,5%.
2. Cơ chế tác dụng:
- Giảm tổng hợp đường tại gan: (tác dụng chính)
→ giảm tân tạo đường.
→ giảm ly giải Glycogen.
- Tăng nhạy cảm với Insulin → tăng sử dụng đường ở mô cơ và mô mỡ.
- Giảm hấp thu đường ở ruột non.
3. Chỉ định:
- Đái tháo đường type 2.
- Ưu tiên sử dụng khi người bệnh có tăng cân, béo phì, <60 tuổi.
4. Chống chỉ định:
- ĐTĐ type 1.
- Các biến chứng cấp tính của ĐTĐ.
- ĐTĐ ở phụ nữ có thai và đang cho con bú.
- ĐTĐ type 2 suy thận.
- ĐTĐ type 2 có suy gan (SGOT, SGPT > 3 lần giá trị bình thường cao).
- ĐTĐ type 2 kèm bệnh nặng: (nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, phẫu thuật).
5. Tác dụng phụ:
- Nhiễm toan lactic (hiếm gặp khi tuân thủ CCĐ).
- Tiêu hóa: chướng bụng, đầy hơi, chán ăn, ỉa lỏng, buồng nôn, nôn.
→ khắc phụ bằng cách tăng liều từ từ , uống thuốc cùng thức ăn, hoặc tạm thời giảm liều nếu cần.
- Thiếu máu hồng cầu to: do giảm nồng độ Viatamin B12 (hiếm gặp)
→ bổ xung vitamin B12 trong quá trình dùng thuốc.
- Rối loạn vị giác: giảm cảm giác ngon miệng.
6. Thuốc - biệt dược - liều dùng - cách dùng:
- Thuốc duy nhất trong nhóm được dùng là Metformin.
- Biệt dược:
Metformin HCL (dạng phóng thích kéo dài).
Glucophage XR.
- Hàm lượng: 500mg, 750mg, 850mg, 1000mg.
- Liều dùng - cách dùng:
Khởi đầu 500mg/24h.
Tăng dần tới liều tối đa: 2550mg/24h (chỉnh liều trong 1-2 tuần).
Nếu khởi đầu dùng 1 lần/24 → khi tăng liều dùng 2→3 lần/24h.
Uống thuốc trong bữa ăn hoặc ngay sau ăn.
II. Nhóm Sulfonylurea
1. Đặc điểm:
- Ưu tiên sử dụng khi ĐTĐ type 2 mới phát hiện có BMI < 23.
- Giảm HbA1c 1 -2%.
- Gây tăng cân.
- Gây hạ đường huyết.
- Tác dụng tốt khi chức năng tế bào beta vẫn còn.
2. Cơ chế:
Thuốc găn vào receptor của Sulfonylurea trên bề mặt tế bào beta → đóng kênh K+ - ATPase → K+ không đi qua màng và tích lũy trong tế bào beta → khử cực tế bào beta → Ca2+ trong tế bào tăng lên → co bóp các nang chứa insulin → giải phóng insulin vào máu.
3. Chỉ định:
- ĐTĐ type 2 (ưu tiên sử dụng Sulfonylurea khi ĐTĐ type 2 có BMI < 23.
4. Chống chỉ định:
- Tương tự Metformin
5. Tác dụng phụ:
- Tăng cân.
- Hạ đường huyết.
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn.
- Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu tan máu. (khi dùng Tolbutamid và Chlorpropamide).
- Rối loạn chức năng gan, vàng da (hiếm gặp).
- Phản ứng ngoài da (không đặc hiệu, hiếm gặp)
6. Thuốc - biệt dược - liều dùng - cách dùng.
a) Nhóm Gliclazide: (Diamicron):
- Khởi đầu 40 - 80 mg/24h.
- Tăng dần liều lên 320mg/24h nếu cần thiết.
- Dùng 1 lần đến 2 lần trong ngày, nếu liều trên 160mg nên chia làm 2 lần.
- Thời gian sử dụng: trước bữa ăn.
- Nhóm tác dụng chậm: Diamicron MR: liều khởi đầu 30mg/24h, liều tối đa 120mg/24h. Dùng 1 lần duy nhất trong ngày. Thời gian sử dụng trước bữa ăn sáng.
b) Nhóm Glimepiride (Amaryl).
- Khởi đầu 1 -2mg/24h.
- Tăng dần lên liều tối đa 8mmg/24h.
- Dùng 1 liều duy nhất trong ngày.
- Thời gian sử dụng trước bữa ăn sáng.
c) Nhóm Glyburide (Glibenclamid).
- Khởi đầu 1,25 - 5mg/24h
- Tăng dần lên liều tối đa 20mg/24h.
- Liều cao nên dùng 2 lần /24h.
- Dùng trước bữa ăn chính buổi sáng hoặc trước các bữa ăn.
III. Nhóm Thiazolidinedion (TZD).
1. Đặc điểm:
- Giảm HbA1c từ 0.5 - 1.5%.
- Giảm đường máu kém Sulfonylurea và Metformin.
gây tăng cân nhẹ.
- Tăng tỷ lệ loãng xương và gãy xương trên người ĐTĐ.
- Cải thiện lipid máu (Pioglitazone).
2. Cơ chế tác dụng:
- Tăng nhạy cảm với insulin ở mô cơ, mô mỡ (tác dụng chính) và mô gan → tăng sửu dụng đường ở mô cơ, mỡ, giảm sản xuất đường ở gan → hạ đường huyết.
3. Chỉ định:
- ĐTĐ type 2.
4. Chống chỉ định:
- Suy tim
- Loãng xương
- Rối loạn chức năng gan (SGOT, SGPT > 2.5 giá trị bình thường cao).
- Tiền sử ung thư bàng quang.
5. Tác dụng phụ:
-Tăng cân.
- Giữ nước.
- Thiếu máu.
- Rối loạn chức năng gan.
- Viêm xoang, viêm đường hô hấp trên.
- Ung thư bàng quang.
6. Thuốc - biệt dược - liều dùng - cách dùng.
- Pioglitazone: 15 → 45mg/24h.
- Rosiglitazone: 4 → 8mg/1-2 lần/24h (hiện không dùng).
- Thời gian sử dụng không liên quan đến bữa ăn.
IV. Nhóm Glinide:
1. Cơ chế tác dụng:
- Cơ chế tác dụng giống Sulfonylurea: (Recepror của Glinide khác với receptor của Sulfonylurea).
- Khởi phát tác dụng nhanh nhưng thời gian tác dụng ngắn hơn Sulfonylurea.
2. Chỉ định:
- ĐTĐ type 2.
3. Chống chỉ định:
- Giống Metformin.
- Dùng đồng thời với Gemfibrozil.
4. Tác dụng phụ:
- Hạ đường huyết.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên.
- Viêm xoang.
- Buồn nôn - ỉa lỏng - đau khớp - đau đầu.
tăng cân.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu.
5. Thuốc biệt dược liều dùng cách dùng.
a) Repaglinide (0.5mg, 1mg, 2mg).
- Khởi đầu 0.5 - 1mg với mỗi bữa ăn.
- Liều tối đa cho mỗi bữa ăn: 4mg.
- Liều tối đa trong ngày: 16mg.
- Uống ngay trước các bữa ăn.
- Dùng nhiều lần trong ngày trước các bữa ăn chính.
b) Netaglinide:
- Khởi đầu 60mg mỗi bữa ăn.
- Liều tối đa cho mỗi bữa ăn 180mg
- Liều tối đa trong ngày 720mg.
- Uống ngay trước các bữa ăn.
- Dùng nhiều lần trong ngày trước các bữa ăn chính.
V. Nhóm ức chế enzym alpha - glucosidase.
1. Đặc điểm:
- Giảm HbA1c từ 0.55 - 1%.
- Giảm đường máu sau ăn.
- Khi sử dụng phải tăng dần liều.
2. Cơ chế tác dụng:
- Thuốc ức chế enzym Alpha-glucosidase ở diềm bàn chải ruột non.
- Alpha-glucosidase là enzym có tác dụng tiêu hóa Carbonhydrat thông qua việc phá vỡ các phân tử disaccharide và oligosaccharide thành glucose và các monosacchrid để dễ dàng tiêu hóa ở ruột non hơn.
→ Các chất ức chế Alpha glucosidase sẽ làm chậm hấp thu carbonhydrat tại ruột → giảm đường máu sau ăn.
3. Chỉ định:
- ĐTĐ type 2
4. Chống chỉ định:
- Giống Metformin.
- Bệnh lý đường tiêu hóa:
Viêm ruột, viêm loét đại trực tràng.
Bệnh lý đường tiêu hóa mạn tính liên quan đến rồi loạn tiêu hóa và hấp thu.
Bệnh lý có tăng tạo hơi trong ruột.
5. Tác dụng phụ:
-Chướng hơi.
- Đau bụng khó tiêu ỉa lỏng.
→ hệ enzym tiêu hóa ở ruột sẽ tái phân bố và thích nghi trong vài tuần.
6. Thuốc - biệt dược - liều dùng - cách dùng.
a) Acarbose (Glucobay): (50mg, 100mg).
- Khởi đầu 25mg/lần/24h.
- Tăng dần 3 lần/24h.
- Tăng dần thuốc sau 4 - 8 tuần. (tùy thuộc vào đường huyết lúc đói và khả năng dung nạp thuốc).
- Dùng 1 lần/24h đến 3 lần/24h.
- Thời gian sử dụng: ngay sau miếng ăn đầu tiên.
b) Miglitor:
VI. Thuốc ức chế DPP -4.
1. Đặc điểm:
- Giảm HbA1c.
- Không tác dụng lên cân nặng.
- Có thể gây đau khớp nặng.
- Dùng được trên người suy thận.
- Không đem lại lợi ích trên tim mạch.
2. Cơ chế tác dụng:
a) Sinh lý:
⇒ Incertin là gì?
- Incretin là nhóm hormon được bài tiết từ hổng tràng và hồi tràng do kích thích của thức ăn.
- Incretin gồm 2 chất:
GIP (Glucose dependent insulinotropic polipeptide = polipetid kích thích tiết insulin phụ thuộc glucose), được tiết ra từ tế bào K của tá tràng.
GLP - 1: glucagon like peptide 1 đươc tiết ra từ tế bào L của hồi tràng và đại tràng.
⇒ Tác dụng của các Incretin:
- Kích thích bài tiết insulin phụ thuộc glucose. ( nghĩa là, dưới tác dụng của các incretin, insulin sẽ chỉ được tiết ra khi đường máu tăng cao, đây là ưu điểm của thuốc vì nó tránh được nguy cơ hạ đường huyết).
- Giảm tiết glucagon ở tụy → giảm sản xuất đường ở gan.
- Làm chậm rỗng dạ dày.
- Ức chế sự thèm ăn (tác dụng lên não).
- Cải thiện sự nhạy cảm của tụy với glucose.
- Tăng trưởng thành và biệt hóa tế bào beta - giảm quá trình chết tế bào beta (trên thí nghiệm).
⇒ Men DPP - 4 (dipeptil -peptidase - 4) là gì?
- Là men serin protease ở màng tế bào.
- Có nhiều tại thận, ruột, tủy xương, gan, tụy, nhau thai, tuyến ức, lách, tế bào thượng bì, tế bào nội mô mao mạch, tế bào dòng lympho, dòng tủy.
→ Tác dụng của enzym DPP-4 là phá hủy các Incretin.
b) → Cơ chế tác dụng của thuốc ức chế DPP 4 là làm chậm sự phá hủy các Incretin → kéo dài tác dụng của Incretin → hạ đường máu (đặc biệt là đường máu sau ăn).
3. Chỉ định:
- ĐTĐ type 2.
4. Chống chỉ định:
- Giống Metformin.
5. Tác dụng phụ:
- Viêm mũi họng.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
đau đầu.
- Nhiễm khuẩn tiết niệu.
- Hạ đường huyết.
6. Thuốc - biệt dược - liều dùng - cách dùng:
- Sitagliptin (Januvia) (25mg, 50mg, 100mg)
dùng 1 lần trong ngày không liên quan đến bữa ăn
- Saxagliptin.
- Vildagliptin.
- Linagliptin.
- Alogliptin.
Một số thuốc khác
1. Nhóm ức chế SGLT2 (sodium-glucose cotransporter 2):
Cơ chế: ức chế tái hấp thu Glucose ở ống thận (ống lượn gần):
Thuốc: Dapagliflorin.
2. Chất đồng vận thụ thể GLP-1 (chất giống với GLP-1, xem lại cơ chế tác dụng nhóm thuốc ức chế DPP-4):
Thuốc: Exendin, Liraglutide (bản chất là peptide nên phải tiêm dưới da, giá thành cao).
3. Một số thuốc phối hợp sẵn:
Glucovance: Metformin HCL + Glibenclamide.
Janumet: Metformin HCL + Sitagliptin.