Cấu trúc bài
I. Định nghĩa bệnh đái tháo đường:
3 nội dung chính:
-
- Tình trạng rối loạn chuyển hóa đa nguyên nhân đặc trưng bởi tình trạng tăng Glucose máu mạn tính.
- Thường phối hợp với rối loạn chuyển hóa carbonhydrat, lipid, protid.
- Do hậu quả của khiếm khuyết Insulin, khiếm khuyết hoạt động của Insulin hoặc cả hai.
II. Dịch tễ đái tháo đường:
-
- Tốc độ phát triển nhanh, đặc biệt ở các nước đang phát triển.
- Xu hướng ngày càng trẻ hóa.
- Tỷ lệ không được phát hiện ngoài cộng đồng cao.
- Gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, tác động đến sức khỏe và tuổi thọ.
- Chi phí điều trị tốn kém, là gánh nặng cho bản thân và gia đình.
III. Yếu tố nguy cơ:
Yếu tố có thể thay đổi được | Yếu tố không thể thay đổi được |
Quá cân, béo phì.
Lối sống tĩnh tại. Tiền đái tháo đường. Tăng huyết áp. Rối loạn chuyển hóa Lipid. Dinh dưỡng. Viêm nhiễm. |
Chủng tộc.
Tiền sử gia đình. Tuổi. Tiền sử sản khoa xấu:
- Xảy thai tự nhiên nhiều lần. - Thai chết lưu. - Đái tháo đường thai nghén. Hội chứng buồng trứng đa nang. |
IV. Phân loại:
-
1. Đái tháo đường type 1.
2. Đái tháo đường type 2.
3. Đái tháo đường thai kỳ.
4. Các thể đái tháo đường khác:
-
⇒ Giảm chức năng tế bào beta do khiếm khuyết gen (MODY).
⇒ Giảm hoạt tính của Insulin do khiếm khuyết gen.
⇒ Bệnh lý tụy ngoại tiết: viêm tụy, u tụy, sơ sỏi tụy, K tụy,...
⇒ Bệnh lý nội tiết khác:
-
- Hội chứng Cushing.
- U tiết Glucagon.
- Cường giáp .
- To đầu chi.
⇒ Do thuốc, hóa chất:
-
- Coricoid.
- Thiazid.
- Hormon tuyến giáp.
- Chẹn beta.
⇒ Do nhiễm trùng: Rubella, Cytomegalovirus.
⇒ Các hội chứng về gen: hội chứng Down, Turner, Klinefelter.
V. Cơ chế bệnh sinh:
1. Đái tháo đường type 1:
-
Đặc điểm cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường type 1 là tự miễn, đa gen:
a) Di truyền:
-
- Trên 40 gen liên quan đến bệnh đái tháo đường type 1.
- Gen quy định kháng nguyên HLA (kháng nguyên bạch cầu người) nằm trên nhiễm sắc thể số 6, khi gặp môi trường thuận lợi (Virus, dị ứng,..) gen này thúc đẩy xuất hiện kháng thể kháng tế bào beta.
b) Môi trường:
-
- Chủng tộc.
- Dinh dưỡng
- Thiếu vitamin D.
- Cho trẻ ăn quá sớm (dưới 3 - 4 tháng tuổi) sữa bò, ngũ cốc có Gluten.
- Virus: Rubella, enterovirus.
c) Miễn dịch:
-
+ Miễn dịch thể dịch:
-
Trong huyết thanh người bị bệnh đái tháo đường type 1 xuất hiện các kháng thể:
- ICA ( Islet cell auto antibody = kháng thể kháng tiểu đảo).
- IAA (Auto antibody to insulin = kháng thể kháng insulin).
- GADA ( Glutamic acid decarboxylase auto antibody = kháng thể kháng GAD).
- IA2, IA-2 (kháng thể kháng tyrosin phosphatase).
+ Miễn dịch tế bào:
-
- Giảm lympho T ức chế.
- Tăng tỷ lệ T(giúp đỡ)/T(ức chế).
→ Các yếu tố trên gây phá hủy tế bào beta đảo tụy, tụy không còn khả năng tiết Insulin để điều hòa đường máu → khi điều trị bắt buộc phải dùng Insulin thay thế.
Đái tháo đường thể LADA: (Đái tháo đường tự miễn tiềm tàng ở người trưởng thành)
- Tuổi khởi phát giống bệnh đái tháo đường type 2.
- Trong huyết thanh có kháng thể tự miễn ICA, anti-GAD,...(giống bệnh đái tháo đường type 1).
2. Đái tháo đường type 2:
-
Đặc điểm ở đái tháo đường type 2 là sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
3 cơ chế bệnh sinh chính:
- Kháng insulin.
- Rối loạn chức năng tế bào beta đảo tụy.
- Tăng bài tiết đường ở Gan. (tăng ly giải Glycogen, tăng tạo đường mới).
Cơ chế bệnh sinh đái tháo đường type 2
3. Đái tháo đường thai kỳ:
-
+ Định nghĩa: tình trạng giảm dung nạp Glucose được phát hiện lần đầu tiên khi mang thai.
+ Bệnh sinh:
- Tăng kháng insulin từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 của thai kỳ → thích nghi để cung cấp đủ Glucose cho bào thai.
- Tăng nồng độ các hormon beta-hCG, cortion, progesteron, prolactin, estrogen,..
VI. Chẩn đoán đái tháo đường:
-
1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường:
-
- Glucose máu lúc đói ≥ 7 mmol/L.
hoặc:
- Glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp ≥ 11 mmol/L.
hoặc:
- Glucose máu bất kỳ ≥ 11 mmol/L, kèm theo các triệu chứng tăng đường huyết (ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, sút cân).
hoặc:
- HbA1c ≥ 6.5%.
Chú ý:
- Chẩn đoán đái tháo đường dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn trên.
- Tiêu chuẩn HbA1c không được khuyến cáo áp dụng tại Việt Nam vì cần phải được tiến hành ở những Labo đạt chuẩn.
- Khi đường máu tăng cao không rõ rệt và không có triệu chứng lâm sàng → cần làm lại xét nghiệm vào một ngày khác.
- Chỉ dùng đường máu tĩnh mạch trong chẩn đoán.
- Đường máu lúc đói: đường máu được lấy vào buổi sáng khi nhịn đói qua đêm trong 8 → 12h.
-
a) Suy giảm dung nạp Glucose:
-
- Glucose máu lúc đói ≤ 7 mmol/L.
và
- 7.8 mmol/L ≤Glucose máu khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≤ 11.1 mmol/L.
b) Rối loạn Glucose máu lúc đói:
-
- Glucose máu lúc đói : 5.6 - 6.9 mmol/L.
và
- Glucose máu khi làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≤ 7.8 mmol/L.
a) 5.1 mmol/L ≤ Đường máu lúc đói < 7 mmol/L ở bất kỳ tuổi thai nào.
b) hoặc làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết ở tuần thứ 24 đến 28 có ít nhất một thời điểm đạt tiểu chuẩn sau:
-
- Glucose máu lúc đói ≥ 5.1 mmol/L.
hoặc
- Glucose máu sau 1h ≥ 10 mmol/L.
hoặc
- Glucose máu sau 2h ≥ 8.5 mmol/L.
VII. Biến chứng đái tháo đường
1. Biến chứng cấp tính:
-
- Hôn mê nhiễm toan Ceton.
- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.
- Hạ đường huyết.
2 Biến chứng mạn tính:
-
a) Biến chứng mạch máu nhỏ:
+ Biến chứng mắt đái tháo đường:
-
- Bệnh võng mạc không tăng sinh (tăng tính thấm mao mạch → co thắt mạch máu).
- Bệnh võng mạc tăng sinh (tăng sinh mạch máu ở võng mạc và mặt sau thủy tinh thể).
- Đục thủy tinh thể.
+ Biến chứng thận đái tháo đường:
+ Biến chứng thần kinh đái tháo đường:
-
- Tổn thương thần kinh ngoại vi. (Glucose máu tăng cao kéo dài → tổn thương các vi mạch và tế bào thần kinh)
-
Thay đổi cảm giác ở ngọn chi, hay gặp ở ngón chân và bàn chân. Dị cảm ở vùng bị tổn thương (cảm giác đau nhói, bỏng rát, tê bì,...) hoặc mất cảm giác.
- Tổn thương thần kinh tự động.
-
Tim mạch: tụt huyết áp, rối loạn nhịp tim, ...
Tiêu hóa: liệt dạ dày, bất thường ở thực quản.
Tiết niệu: rối loạn tiểu tiện (mất sự phối hợp của cơ trơn).
Sinh dục: rối loạn khả năng tình dục.
b) Biến chứng mạch máu lớn:
-
- Tim: thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, suy tim.
- Não: nhồi máu não, xuất huyết não.
- Động mạch ngoại biên: viêm tắc động mạch chi dưới.