1. Nguyên tắc điều trị:
- Ngăn chặn và làm chậm sự xuất hiện các biến chứng.
- Ngăn chặn và làm chậm sự tiến triển các biến chứng.
- Cải thiện triệu chứng nâng cao thể trạng.
2. Kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây biến chứng:
- Kiểm soát glucose máu.
- Kiểm soát huyết áp.
- Kiểm soát cân nặng.
- Điều chỉnh rối loạn chuyển hóa Lipid.
- Điều chỉnh tình trạng tăng đông.
3. Mục tiêu cá thể:
Mục tiêu Glucose máu (HbA1c) căn cứ vào các yếu tố:
- Thái độ và nỗ lực của người bệnh.
- Các nguy cơ tiềm tàng liên quan đến hạ đường máu và các phản ứng bất lợi do điều trị.
- Thời gian mắc bệnh đái tháo đường.
- Kỳ vọng sống.
- Các biến chứng tim mạch của đái tháo đường đã có.
- Các biến chứng nặng đi kèm.
- Điều kiện kinh tế y tế.
4. Mục tiêu cụ thể:
a) Glucose máu:
- HbA1c < 7%
- Glucose máu lúc đói: 4.4 → 7.2 mmol/L.
- Glucose máu 2 giờ sau ăn: < 10 mmol/L.
b) Lipid:
- Người chưa có biến chứng tim mạch: LDL < 2.6 mmol/L.
- Người đã có biến chứng tim mạch: - LDL < 1.8 mmol/L.
- Triglycerid: < 1.7 mmol/L.
- HDL: > 1 mmol/L đối với nữ; > 1.3 mmol/L đối với nam.
c) Huyết áp: < 140/80 mmHg.
5. Lựa chọn khi điều trị đái tháo đường type 2:
a) Glucose máu tăng, HbA1c < 9%:
- Thay đổi lối sống.
- Thuốc uống hạ đường máu:
- Khởi trị bằng Metformin nếu người bệnh có BMI > 23, (< 60 tuổi).
- Khởi trị bằng Sulfonylure khi BMI < 23.
b) Glucose máu tăng, HbA1c từ 9 → 10%:
- Thay đổi lối sống.
- Kết hợp 2 loại thuốc uống hạ đường huyết ngay từ đầu.
c) Glucose máu lúc đói > 16 mmol/L, HbA1c > 10%,
và có triệu chứng lâm sàng của tăng đường huyết.
→ Thay đổi lối sống + khởi trị bằng insulin ngay.